in

Bài thơ “Người Cơ đốc giáo đáng thương nhìn vào khu ổ chuột” của Czesław Miłosz

Hoàng Xuân Thường

(Hội Hữu nghị Việt Nam – Ba Lan)

1. Lời dẫn nhập

Czesław Miłosz (1911-2004) là nhà thơ, nhà văn người Ba Lan đạt giải thưởng Nobel Văn học năm 1980. Thượng viện nước Cộng hòa Ba Lan đã tuyên bố năm 2024 là Năm Czesław Miłosz, nhằm tôn vinh những đóng góp phi thường của ông cho nền văn học thế giới.

Bài thơ “Người Cơ đốc giáo đáng thương nhìn vào khu ổ chuột” là tác phẩm do Czesław Miłosz sáng tác vào năm 1943 tại Warszawa và được in trong tập thơ “Ocalenie” (Giải cứu) xuất bản năm 1945. Bối cảnh lịch sử ra đời của bài thơ như sau. Ngày 19 tháng 4 năm 1943 là ngày diễn ra cuộc nổi dậy vũ trang ở khu ổ chuột Warszawa chống lại Đức Quốc xã. Lời kêu gọi đấu tranh của Ủy ban Quốc gia Do Thái được cho là phản ứng trước đợt trục xuất lớn cuối cùng của người Do Thái từ khu ổ chuột đến các trại tập trung. Cuộc nổi dậy kéo dài hơn một tháng. Gần mười bốn nghìn quân nổi dậy thiệt mạng và hơn năm mươi nghìn người bị trục xuất. Khu ổ chuột bị san bằng. Do đó, chúng ta có thể cho rằng “khu ổ chuột” được mô tả trong bài thơ này thực sự là khu ổ chuột ở Warszawa.

Chủ đề bài thơ đề cập đến việc xóa bỏ khu ổ chuột Warszawa trong Thế chiến thứ hai và nạn diệt chủng Holocaust. Nhân vật trữ tình là một người cơ đốc giáo đang quan sát từ bên ngoài sự tàn phá khu ổ chuột và cái chết của những cư dân ở đó. Bài thơ thể hiện hình ảnh cảm động về cái chết, sự tàn phá và hài cốt của con người trong khu ổ chuột. Nhà thơ sử dụng các ẩn dụ: “Bầy ong đang xây tổ quanh gan đỏ/ Đàn kiến đang xây tổ quanh xương đen”, “Bầy ong đang xây tổ quanh phổi,/ Đàn kiến đang xây tổ quanh xương trắng” và hình ảnh “Lửa phốt pho từ những bức tường vàng/ Liếm cháy tóc người và vật” mô tả sự hủy diệt con người.  Các sự việc “phá vỡ kính, gỗ, đồng, nikel, bạc, bọt thạch cao, …”, và hình ảnh “Mặt đất bây giờ chỉ còn cát, bị chà đạp và một cây trơ trụi lá” cho thấy mức độ tàn phá tài sản của dân cư khu ổ chuột.

Trong khổ thứ ba của bài thơ xuất hiện nhân vật bảo vệ – chuột chũi. Nhà sử học, nhà phê bình văn học, giáo sư Đại học Jagiellonski Jan Blonski (1931-2009) đã phát biểu trong một buổi thảo luận như sau: “…bài thơ thứ hai của Czesław Miłosz dành cho người Do Thái là bài thơ “Người cơ đốc đáng thương nhìn vào khu ổ chuột”. Bài thơ thoạt đầu rất bí ẩn vì nó thể hiện hình ảnh một đống gạch vụn nơi người chết nằm giữa cảnh đổ nát, giữa tàn tích những căn hộ của họ. Trong lòng đất kỳ lạ này, trong bài này, xuất hiện người bảo vệ – chuột chũi, với một chiếc đèn pin nhỏ trên trán. Nhà thơ so sánh người bảo vệ – chuột chũi này với tộc trưởng, như vậy có ai đó từ thế giới bên kia, có thể là một nhà tiên tri, có thể là một nhà tiên tri Do Thái. Và bây giờ người đó đếm, quan sát, người đó  biết mọi thứ và nhìn xem ở đấy chỉ có người được cắt bao quy đầu hay cả những người không cắt bao quy đầu. Mà những người không cắt bao quy đầu là người Đức.

Người lên tiếng, nhân vật của bài thơ, vô cùng sợ hãi rằng mình cũng có thể nằm đó và tộc trưởng cũng sẽ coi mình là người Đức, kẻ đao phủ, kẻ sát nhân…

Có thể diễn giải theo cách khác. Nhà thơ mô tả nhân vật bảo vệ – chuột chũi giống với tộc trưởng đã ngồi nhiều dưới ánh nến đọc cuốn sách đồ sộ về loài người. Trong quan điểm của nhà thơ, chuột chũi có nét của một vị tộc trưởng, với mí mắt sưng tấy do đã ngồi nhiều dưới ánh nến đọc cuốn sách đồ sộ về loài người. Nó tượng trưng cho lương tâm (bộ luật đạo đức của loài người đã được viết trong sách về loài người trong Cựu Ước). Người bảo vệ – gác chuột chũi trở thành hiện thân của lương tâm, những nguyên tắc đạo đức vĩnh cửu của con người được Chúa trời ban tặng. Bây giờ vị ấy có thể nhận biết thi thể của từng người qua màu sắc cầu vồng hơi tro. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là “người Do Thái thời Tân Ước“, tức là một người theo đạo cơ đốc, nhưng “không cắt bao quy đầu“, và do đó, không thuộc về dân tộc Do Thái, nơi có truyền thống cắt bao quy đầu cho các bé trai. Người này được coi là thành phần thuộc nhóm người cơ đốc vẫn thụ động trước những vụ giết người và những sự kiện bi thảm, không thử gắng ngăn chặn nó, giúp đỡ hoặc bảo vệ mọi người khỏi số phận tàn khốc. Người cơ đốc giáo đáng thương này vô cùng sợ rằng mình cũng có thể nằm trong số đó và như vậy sẽ bị tộc trưởng coi là một người tòng phạm.

Bài thơ này của Czesław Miłosz gợi ý rằng việc không đáp trả cái ác sẽ khiến người chứng kiến đồng lõa với tội ác. Mặc dù không trực tiếp tham gia vào hành động hủy diệt, nhưng do tính thụ động thờ ơ của mình, người đó trở thành một trong những “trợ thủ tử thần”. Người cơ đốc giáo cũng trở thành nạn nhân – thi thể của người đó cũng sẽ được tính vào số những người đã chết. Qua đây, Czesław Miłosz nhấn mạnh tính phổ quát của đau khổ và cái chết ảnh hưởng đến mọi người, bất kể tôn giáo.

 

 2. Bản dịch bài thơ

Czesław Miłosz

Người Cơ đốc giáo đáng thương nhìn vào khu ổ chuột

Bầy ong đang xây tổ quanh gan đỏ,

Đàn kiến đang xây tổ quanh xương đen,

Bắt đầu việc xé, giày xéo lụa  

Bắt đầu việc phá vỡ kính, gỗ, đồng, nikel, bạc, bọt thạch cao,

sắt miếng, dây vĩ cầm, kèn đồng, lá cây, quả cầu tròn và đồ thủy tinh  –

Phụt! Lửa phốt pho từ những bức tường vàng

Liếm cháy tóc người và vật.

 

Bầy ong đang xây tổ quanh phổi,

Đàn kiến đang xây tổ quanh xương trắng,

Rách tan nào giấy, cao su, vải đay, da thuộc, vải gai,

Sợi, vải, xen-lu-lô, tóc, vảy rắn, dây thép,

Mái, tường sụp đổ trong biển lửa, hơi nóng bao trùm nền móng.

Mặt đất bây giờ chỉ còn cát, bị chà đạp và một cây trơ trụi lá.

 

Chầm chậm như chuột chũi, ngài bảo vệ chui ra khỏi đường hầm,

Trán đeo một cái đèn soi nhỏ đỏ.

Ngài sờ, đếm đám thi thể đã chôn cất, rồi đi tiếp,

Ngài phân biệt tro người theo hơi cầu vồng,

Tro của mỗi người có màu cầu vồng khác nhau.

Bầy ong đang xây tổ quanh vết đỏ

Đàn kiến đang xây tổ quanh chỗ cơ thể tôi.

 

Tôi sợ, tôi sợ lắm ngài bảo vệ – chuột chũi,

Mí mắt của ngài sưng tấy như của tộc trưởng,

Đã ngồi nhiều dưới ánh nến

Đọc cuốn sách vĩ đại của loài người.

 

Tôi sẽ nói gì với ngài khi tôi là người Do Thái thời Tân Ước,

Hai ngàn năm chờ Chúa Giêsu trở lại?

Cơ thể tan vỡ của tôi sẽ phơi bày tôi trước mắt ngài

Và ngài sẽ tính tôi vào đám trợ thủ tử thần:

Những kẻ không cắt bao quy đầu.

 

 

3. Bài thơ nguyên bản
Biedny chrześcijanin patrzy na getto

Pszczoły obudowują czerwoną wątrobę,
Mrówki obudowują czarną kość,
Rozpoczyna się rozdzieranie, deptanie jedwabi,
Rozpoczyna się tłuczenie szkła, drzewa, miedzi, niklu, srebra, pian
Gipsowych, blach, strun, trąbek, liści, kul, kryształów –
Pyk! Fosforyczny ogień z żółtych ścian
Pochłania ludzkie i zwierzęce włosie.

Pszczoły obudowują plaster płuc,
Mrówki obudowują białą kość,
Rozdzierany jest papier, kauczuk, płótno, skóra, len,
Włókna, materie, celuloza, włos, wężowa łuska, druty,
Wali się w ogniu dach, ściana i żar ogarnia fundament.
Jest już tylko piaszczysta, zdeptana, z jednym drzewem bez liści Ziemia.

Powoli, drążąc tunel, posuwa się strażnik-kret
Z małą czerwoną latarką przypiętą na czole.
Dotyka ciał pogrzebanych, liczy, przedziera się dalej,
Rozróżnia ludzki popiół po tęczującym oparze,
Popiół każdego człowieka po innej barwie tęczy.
Pszczoły obudowują czerwony ślad,
Mrówki obudowują miejsce po moim ciele.

Boję się, tak się boję strażnika-kreta.
Jego powieka obrzmiała jak u patriarchy,
Który siadywał dużo w blasku świec
Czytając wielką księgę gatunku.

Cóż powiem mu, ja, Żyd Nowego Testamentu,
Czekający od dwóch tysięcy lat na powrót Jezusa?
Moje rozbite ciało wyda mnie jego spojrzeniu
I policzy mnie między pomocników śmierci:
Nieobrzezanych. 

ẢnhCzesław Miłosz những năm 80. Nguồn: Internet.

Thông tin về dịch giả:

Họ và tên: Hoàng Xuân Thường.

Nguyên Giảng viên chính Đại học SPKT Vinh.

Địa chỉ: Đường Nguyễn Cảnh Hoan, P. Quán Bàu, TP. Vinh, Nghệ An.

E-mail: [email protected]

Bản dịch tiếng Anh (tham khảo)

A POOR CHRISTIAN LOOKS AT THE GHETTO

Bees build around red liver,

Ants build around black bone.

It has begun: the tearing, the trampling on silks,

It has begun: the breaking of glass, wood, copper, nickel, silver, foam

Of gypsum, iron sheets, violin strings, trumpets, leaves, balls, crystals.

Poof! Phosphorescent fire from yellow walls

Engulfs animal and human hair.

Bees build around the honeycomb of lungs,

Ants build around white bone.

Torn is paper, rubber, linen, leather, flax,

Fiber, fabrics, cellulose, snakeskin, wire.

The roof and the wall collapse in flame and heat seizes the foundations.

Now there is only the earth, sandy, trodden down,

With one leafless tree.

N

Slowly, boring a tunnel, a guardian mole makes his way,

With a small red lamp fastened to his forehead.

He touches buried bodies, counts them, pushes on,

He distinguishes human ashes by their luminous vapor,

The ashes of each man by a different part of the spectrum.

Bees build around a red trace.

Ants build around the place left by my body.

B

I am afraid, so afraid of the guardian mole.

He has swollen eyelids, like a Patriarch

Who has sat much in the light of candles

Reading the great book of the species.

N

What will I tell him, I, a Jew of the New Testament,

Waiting two thousand years for the second coming of Jesus?

My broken body will deliver me to his sight

And he will count me among the helpers of death:

The uncircumcised.

N

Warsaw, 1943

translated by Czesław Miłosz

(page 83)

Nguồn: Czesław Miłosz
POEZJE WYBRANE

WYDAWNICTWO LITERACKIE

© Copyright by Czesław Miłosz, Kraków 1996
© Copyright for the Polish edition by Wydawnictwo Literackie
Kraków 1996

What do you think?

An Indian Poet, BIKASH SARKAR