in

Rộn ràng Ngày Thơ chào xuân mới về trên Hưng Yên

Trần Quỳnh Hoa

Ngày 11/02/2025, tức 14 tháng Giêng năm Ất Tỵ, tại Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên đã tổ chức “Ngày Thơ Việt Nam tại Hưng Yên lần thứ 23” với chủ đề “Tổ Quốc bay lên”. Đây là dịp để các nhà thơ, nhà văn và người yêu thơ ca tụ họp và trao tặng nhau những vần thơ nhân dịp đầu năm mới. 

Triển lãm thơ trong Ngày Thơ Việt Nam tại Hưng Yên lần thứ 23 
Nhà thơ Nguyễn Xuân Dương đọc thơ tại chương trình. 

Chương trình mở đầu với những vần thơ trong bài “Vươn cùng đất nước” của nhà thơ Nguyễn Xuân Dương:

“Ta lại cùng nhau nắm chặt những bàn tay

Người chiến sĩ trên đường xây văn hóa 

Để đất nước đi lên sẽ còn nhiều vất vả

Hạnh phúc nào không phải trải gian nan?”

Nhà thơ Văn Diên đọc thơ tại chương trình.

Nắm bắt được bước chuyển mình của đất nước, những người con Hưng Yên vẫn giữ được bản sắc của vùng đất Phố Hiến giàu truyền thống văn hóa. Khoảnh khắc đầu năm luôn chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc, tràn ngập trong cảnh sắc quê hương tươi đẹp.

“Tôi yêu thành phố quê tôi

Hưng Yên mảnh đất sa bồi ở âu

Sen bùi nhãn ngọt đằm sâu

Dịu thơm mãi tận ngàn sau đi về

Trường xưa Văn Miếu ven đê

Lưu truyền đất học, trăm nghề giao thương”

(“Thành phố tôi yêu”, Văn Diên)

H

“Ta vịn vào mùa xuân

Nhỡ chạm rơi trời biếc”

(Nguyễn Kim Bang)

H

“Đường về thành xa ngái

Bạn bè xưa thưa dần

…Giật mình nghe cháu giục

Ông ơi sắp Giao thừa”

(“Trăn trở khắc giao thừa”, Lưu Tuấn Kiệt)

B

“Ngạc nhiên vừa xông nhà ta

Một ly cùng ngạc nhiên nhé

Môi em hồng hơn hôm qua”

(“Một ly với ngạc nhiên”, Đỗ Trung Lai)

Nhà văn Phùng Văn Khai, hội viên Hội VHNT Hưng Yên, trao tặng sách cho Chủ tịch Hội VHNT Hưng Yên, nhà báo Chu Huy Phương.

Nhà văn Phùng Văn Khai, hội viên Hội VHNT Hưng Yên, nhân dịp này đã đọc thơ tặng những người bạn yêu mến của mình:

“Mặc ai son phấn phố phường

Riêng em chọn một con đường chân quê”

(“Tặng Khương Thị Mến”, Phùng Văn Khai)

N

“Thân trai xứ Đông

Tài trai phố cổ

Đem thân vào kiếp lạ văn chương”

(“Tặng nhà thơ Hồng Thanh Quang”, Phùng Văn Khai)

Nhà thơ Kiều Bích Hậu chia sẻ tại chương trình.

Với nhà thơ Kiều Bích Hậu, hạt sen là hình ảnh biểu tượng cho khí chất kiên cường của con người Hưng Yên: hạt sen rụng xuống, ủ trong lòng đất, 500 năm sau, khi gặp điều kiện thuận lợi vẫn có thể nảy mầm. Nhân chủ đề “Tổ quốc bay lên”, chị cũng chia sẻ kinh nghiệm về cách đưa tiếng thơ của dân tộc ra với thế giới. Sau khi tham dự nhiều liên hoan thơ quốc tế như Mỹ, Mexico… và gần đây nhất là Ai Cập, chị thấy rằng văn thơ Việt Nam không hề thua kém văn thơ thế giới. Điều quan trọng là các nhà thơ, nhà văn Việt cần có vốn ngoại ngữ tốt và kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nước ngoài, nếu được như vậy thì các thi đàn quốc tế sẽ sẵn sàng mời chúng ta đến.

Nhà thơ Kiều Bích Hậu trao tặng sách cho Chủ tịch Hội VHNT Hưng Yên, nhà báo Chu Huy Phương.
Các văn nghệ sĩ chụp ảnh lưu niệm tại sự kiện.

Hành trình tìm kiếm linh hồn cho con chữ luôn gian nan và người lữ hành dễ cảm thấy cô đơn, chùn bước. Nhờ có những người bạn thơ cùng đi chung trên con đường ấy, cũng như cộng đồng độc giả yêu thơ đón nhận và khích lệ, các thi nhân sẽ vững vàng và kiên nhẫn hơn, sẵn lòng mang thơ ca cống hiến cho đời:

“Anh biết không Hưng Yên nhuộm sắc hồng

Cầu mắc qua sông nối liền một dải

Mơ ước bao đời hôm nay gần lại

Những chiếc cầu nối lại những bờ vui”

(“Hưng Yên khởi sắc”, Nguyễn Thị Hương Lan)

What do you think?

VALENTINE VÀ THƠ PHẠM THỊ DIỆU THU