in

Truyện ký song ngữ của tác giả Nguyễn Thị Kim

Tác giả Nguyễn Thị Kim

MỘT VÀI MẨU CHUYỆN VỀ CON TRAI THỨ CỦA TÔI

HỌA SĨ – NHÀ BÁO LÊ HỮU THỌ

Tốt nghiệp trường Mỹ thuật Công nghiệp (2008) con tôi về công tác tại báo Nông thôn ngày nay.

Tổng biên tập tờ báo này là nhà văn Lưu Quang Định, em trai cố nhà thơ Lưu Quang Vũ. Tòa soạn phân công Thọ làm phóng viên ảnh. Rất hợp ý cháu vì được đi khắp đó đây lấy tin bằng những hình ảnh vừa mang tính thời sự và thể hiện nghệ thuật trong những tấm hình cháu ghi lại.

Một năm không biết bao nhiêu lần lên rừng, xuống biển. Cháu đi tác nghiệp liên tục, nơi nào có bão lũ là có mặt nhà báo. Các tỉnh miền núi phía Bắc gần như cháu quen thuộc từng địa bàn, tôi nhớ có lần lũ quét ở Sapa, cháu lên Y Tí một xã của tỉnh bị thiệt hại nặng nề. Nhiều bản bị cô lập, việc tiếp tế vô cùng khó khăn vì đường đi bị chìm trong nước, phải vượt qua những bãi lầy rất nguy hiểm, đất ngâm nước lâu ngày dễ bị sụt lở, vùi cả người lẫn vật dụng, nên rất nguy hiểm. Hôm ấy cháu đi cùng Chủ tịch và Bí thư huyện cùng một số cán bộ địa phương vượt qua bãi bùn để tiếp cận điểm bị ngập chia cắt với xung quanh. Trên vai cháu đeo ba lô trong có chiếc máy ảnh, ống tê lê và một số dụng cụ tác nghiệp rất nặng, cháu người lại to cao nếu để sức nặng đó mà bước đi bình thường thì rất dễ bị sụt xuống bãi lầy, cháu phải bò để giảm bớt và giàn trải vật nặng bằng cách để ba lô trên lưng rồi bò chậm nhích dần qua đoạn lầy, mọi người trong đoàn cũng bắt chước cháu, cuối cùng cũng đến được điểm tập kết an toàn.

Ông Bí thư huyện, một là tuổi đã cao, hai là quá vất vả và lo lắng tai nạn. Sang đến bờ bên kia ông bật khóc, làm cả đoàn cũng bùi ngùi thông cảm.

Vậy đấy, để có được những trang báo sống động, phản ánh xác thực, đáp ứng yêu cầu ngay và luôn, những phóng viên phải tiếp cận thực tế hiện trường để có những bức ảnh sinh động chụp tận nơi với mọi góc nhìn.

Có lần cháu đi xe cào cào (xe máy) cùng một phóng viên của tờ “Gia đình Pháp luật” sang Sầm Nưa, Lào (cả hai đi xe máy). Đường sang nước bạn, theo cháu kể lại, rất khó đi, sỏi đá trên đường mòn rất lớn khiến xe nhảy chồm chồm. Trời gấn tối xe các cháu bị hỏng săm rất may đi qua một bản của nước bạn, các cháu tạt vào chỉ chiếc lốp bẹp và nói dăm tiếng Lào mới được trang bị (phòng xa) chủ nhà cũng hiểu, mang dụng cụ ra vá săm, chỉ nói được đến vậy rồi hai chàng trai lăn ra ngủ không biết bao lâu, chỉ biết khi mở mắt dậy thì trời đã rất muộn giữa nhà sàn mâm thức ăn đã dọn ra, chủ nhà mời hai phóng viên cùng ăn cơm. Đó là món xôi nếp nương thơm lừng ăn với thịt lợn xông khói, có cả món muối trộn quả mắc khén rất ngon, vừa mệt vừa đói hai chàng trai cảm ơn chủ nhà rồi ăn một bữa cơm nếp nhớ đời. Sáng hôm sau, khi chia tay trả tiền chủ nhà bạn chỉ lấy công vá xe còn bữa cơm thì chủ nhà mời. Thật cảm động, người dân Lào thật chân chất hiền lành. Ấn tượng đẹp này theo con tôi mãi, đó là những niềm vui trong hành trình tác nghiệp của cháu.

 SOME STORIES ABOUT MY SECOND SON:

ARTIST – JOURNALIST LE HUU THO

After graduating from Industrial Fine Arts School (2008), my son works at the newspaper Countryside Today.

The editor-in-chief of this newspaper is writer Luu Quang Dinh, younger brother of the late poet Luu Quang Vu. The editorial office assigned Tho to be a photojournalist. It suits him very well because he can go around to get news with images that are both topical and artistic in the pictures he takes.

I don’t know how many times a year he goes to the forest and to the sea. He goes business constantly, he is present wherever there are storms and floods. The northern mountainous provinces are so familiar to him. I remember once there was a flash flood in Sapa. He went to Y Ti, a commune of the province, which suffered heavy damage. Many villages were isolated, supply was extremely difficult because the roads were submerged in water, accessible only through very dangerous swamps, soil soaked in water for a long time was prone to landslides, burying both people and objects, so it was very hazardous. That day, he went with the Chairman and Secretary of the district and some local officials crossing the muddy area to approach the flooded point separated from the surrounding area. On his shoulder, he had a backpack with a camera, a telephoto lens, and some very heavy working tools, he was big and tall, if he carried all that weight and walked normally, it was easy to fall into the swamp. He had to crawl to reduce and spread the weight by putting the backpack on his back and then crawling slowly through the swamp, everyone in the group also imitated him, finally they reached the assembly point safely.

The District Secretary, an elderly man with hard work, worried about accidents burst into tears when reaching the point, making the whole group feel sympathetic.

So, in order to have vivid, authentically reflected newspaper pages, to respond to requests immediately, reporters must approach the reality of the scene to have vivid photos taken on the spot with all angles.

Once, he rode a motorcycle with a reporter from “Family and Law” to Sam Nua, Laos (both on motorbikes). The road to the neighboring country, according to him, was very difficult to go, the gravel on the trail is so big that the motorbike jumped. It was getting dark when one motorbike had a flat tire. Fortunately, they stopped at a house in a village and pointed to the flat tire speaking some survival Lao words (they recently learned in case of need), the owner also understood, brought the tools to patch the puncture. The two boys could only say so few words and fell asleep for an unknown amount of time, only knowing that when they opened their eyes, it was very late and in the middle of the house a food tray was already served, the host invited two reporters to have a meal. It was a fragrant sticky rice dish with bacon, there was also a delicious dish of salt and Mac Ken fruit, both tired and hungry, the two boys thanked the owner and ate a memorable sticky rice meal.

Next morning, before leaving my son offered to pay the landlord, he only charged for fixing the flat tire and the meal was free. It’s so touching, the people of Laos are so sincere and gentle. This beautiful impression follows my son forever, it is the joy in his career journey.

What do you think?

Written by Khanh Phuong

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIPHY App Key not set. Please check settings

Đầu tư phát triển du lịch ở Việt Nam – xu hướng nào là mới?

Thơ Manik Chakraborty (Bangladesh)