in

Vẫy gọi người đọc hướng về mông lung của chữ nghĩa

Tập thơ “Một mai gió chở tôi về” – NXB Hội Nhà văn

Hoàng Vũ Thuật là một trong những gương mặt quen thuộc của nền thi ca Việt Nam vài thập kỷ qua. Dù đã ở tuổi thất thập nhưng ông vẫn không ngừng đi và sáng tác, liên tục cho ra đời những tác phẩm có giá trị.

Ráo riết đổi mới thơ

Tính đến nay, Hoàng Vũ Thuật đã in riêng hơn 10 tập thơ, tạo dựng một con đường sáng tạo phong phú về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt, kể từ khi tập thơ “Thế giới bàn tay trái” xuất bản năm 1989, hành trình thơ của ông đã rẽ sang con đường mới với nhiều tìm tòi cách tân. “Một mai gió chở tôi về” là kết quả từ ngã rẽ dũng cảm, lặng lẽ, quyết liệt và cũng đầy gian nan, trắc trở.

Các nhà thơ, nhà phê bình trong và ngoài nước đều nhìn nhận Hoàng Vũ Thuật là người luôn ráo riết đổi mới thơ mà nhiều nhà thơ cùng thời đã bỏ qua. Ông không viết theo lối cũ, không chạy theo thời thượng, không khuôn mẫu, không một chiều. Vì thế thơ ông được độc giả muôn nơi và người phê bình tin cậy tìm đến.

Ở góc độ chuyên sâu, nhà thơ Thanh Thảo nhận định: “Thơ mãi mãi là bí mật. Cái khó khăn khi đọc thơ Hoàng Vũ Thuật chính là ở đó! Cái hấp dẫn của thơ anh cũng chính là ở đó! Nó mãi mãi vẫy gọi người đọc hướng về phía mông lung của chữ nghĩa, nhiều lúc dễ làm người ta “quáng gà”, bất lực trước ma lực”.

Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật.

Tìm hiểu nguồn cảm hứng của Hoàng Vũ Thuật và phân tích, bình luận trường phái thơ của ông cũng là một chủ đề được các nhà phê bình văn học quan tâm sâu sắc.

“Từ biển mọc lên mặt trời nước/ ánh sáng rơi từng sợi/ làm anh nhớ phố tuyết đã xa/ những con đường lạnh buốt ký ức/ em lung linh ngọn nến trong cung điện mùa đông/ khoác áo màu dạ thảo/ chiếc lông chim trên mũ kiêu hãnh/ như lá cờ vẫy gọi…”

Khi chúng ta xem xét điều gì tạo nên bản chất của thơ ca Hoàng Vũ Thuật, chúng ta chấp nhận phải đối mặt với nhiều câu hỏi khác nhau mà không câu hỏi nào có thể được trả lời một cách thỏa mãn.

“Anh treo lên hàng cây/ bức tranh nắng vàng xuyên qua cửa sổ/ nơi em vẫn ngồi cùng câu thơ mọc cánh/ chúng bay như lũ bướm quanh hồ/ em đã đọc lúc vắng anh/ giữa bầu trời lạnh buốt…”

Cách riêng thể hiện sự sáng tạo

Với điểm nhìn mở rộng, Hoàng Vũ Thuật khắc họa những chân dung, tâm tư, tình cảm của những con người luôn trăn trở, tự vấn, băn khoăn với đời.

“Một mai tôi sẽ là cây/ mười ngón chân đi xuyên lòng đất/ hệt chú dế mèn/ đám kỳ nhông mùa nắng đổ/ loài sâu đêm mở hội phong cầm…”

Thơ được coi là thể loại văn học danh giá nhất. Mỗi bài thơ là một ví dụ điển hình về sự sáng tạo, sự tràn đầy tư tưởng và cảm xúc một cách tự phát. Nếu thơ không đến một cách tự do như những chiếc lá trên cây, thì tốt hơn hết là đừng đến. Nếu điều đó hoàn toàn đúng, thì người đọc sẽ không còn băn khoăn vì sao thơ khó hiểu. Thay vào đó, họ sẽ chỉ cảm nhận và tận hưởng “bí mật” của thơ theo cách của riêng mình:

“Trên đôi chân khát vọng/ anh biết sự cô đơn lại đi con đường này/ dấu hiệu mệt mỏi từ vết thâm hai khóe mắt/ những dòng đêm qua anh đã viết/ trong cơn mê/ khi giấc ngủ còn nhiều mảnh vá…”

Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật luôn có cách riêng để thể hiện sự sáng tạo. 68 bài trong cuốn “Một mai gió chở tôi về” đều là những trường hợp rất khó diễn giải bởi mỗi bài đều nén chặt nhiều tầng thông tin trong rất ít từ. Điều này đòi hỏi người đọc phải chú ý đến từng chi tiết.

“Bước chân ai dạo phố hay bước chân em/ chỉ giá lạnh khoác lên người có thật/ ta tháo hết mọi ngả đường từng vệt tối tăm/ để nhìn em/ hay cái bóng em đây/ để khát khao tìm ra ẩn số/ để hoài nghi/ trên niềm hy vọng hoài nghi…” 

Thơ Hoàng Vũ Thuật hấp dẫn vì người đọc cảm thấy thích thú khi giải mã chúng. Với con đường thơ cơ độc đáo, người nghệ sĩ tài hoa của mảnh đất miền Trung gió Lào cát trắng sẽ luôn là nguồn cảm hứng lớn cho độc giả và những người viết trẻ.

Tiểu Mai

What do you think?

Written by Trúc Anh

Vietnamese, English, Thai, Chinese

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIPHY App Key not set. Please check settings

Lễ hội giao lưu văn hóa Việt – Nhật 2023

Lễ hội giao lưu văn hóa Việt – Nhật 2023