(Nguyễn Thị Diệu Hiền)
Những bông đót khắp triền đồi từ xanh non đã chuyển sang màu nâu thẫm. Nắng ùa về sắc vàng thơm nồng hương cỏ lúa. Mùa xuân đương độ chín sau những náo nức hội làng. Đó cũng là mùa đồng quê được ướp thêm một dạng âm thanh làm đầy cảm xúc. Tiếng chim bắt cô trói cột.
“Bắt cô trói cột”… “Bắt cô trói cột”… ngân vang lên suốt ngày suốt đêm không hề ngưng nghỉ. Tôi chưa từng thấy rõ hình dáng loài chim này ngoài đời bao giờ. Tôi cũng không biết tuổi thọ của chim “bắt cô” kéo dài bao nhiêu năm tháng. Chỉ biết rằng, tôi đã nghe tiếng chim này từ thời thơ ấu chăn bò, mót lúa, đến bây giờ đã ngót nửa thế kỷ. Mỗi độ tháng Tư, khi cánh đồng làng lúa xanh trĩu dần qua màu vàng óng, tiếng chim khắc khoải quay về. Lúa. Nắng. Và tiếng chim. Nghe tiếng chim vang vang đều đều “bắt cô trói cột” mà thương chi lạ. Người quê tôi kể nhiều sự tích về loài chim này lắm. Tiếng chim vì những tích truyện mà được hiểu khác nhau: “bắt cô trói cột”, “năm trâu sáu cọc”, “quế khô tám chục” “nước Nam có một”… Nhưng dù là gì đi nữa, tiếng chim này, loài chim này vẫn là điều gì bí ẩn khó nắm bắt. Hình như đó là sự huyền diệu của tự nhiên muôn vật. Chợt đến chợt đi. Đến là kêu vang vọng đất trời. Đi là đi bặt tăm không dấu hiệu gì báo trước. Rồi mùa năm sau lại trở về. Gọi bắt cô trói cột là chim báo mùa cũng không sai.
Bắt cô trói cột có lẽ là loài chim di cư, và đều đặn trở về với làng quê khi vụ chiêm vào mùa gặt. Thường cứ hoa gạo tàn là tiếng chim khắc khoải vang lên. Từ sáng đến tối, từ tối đến sáng. Tiếng chim rơi huyền diệu, tan loang rồi trỗi lên trong tịch lặng của đêm. Tôi nghe tiếng chim vang từ xa đến gần rồi lại xa. Hình như chim vừa bay vừa hót. Mà tiếng hót giữa mùa vui sao vẫn gợi điều gì thê thiết, xa xăm. Tiếng chim làm đầy ắp âm thanh làng quê vào mùa lúa chín. “Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm” (Định Hải)
Tiếng chim thường gợi lên ban mai tinh khiết, gợi cảm xúc ríu rít vui tươi như sẻ nâu, chào mào, chim sâu, gõ kiến… Nay nhiều loại chim dường như đã tuyệt chủng như dột dột (dồng dộc) với cái tổ độc đáo treo khắp ngọn tre ngọn dừa; như chim cuốc với tiếng “Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ” (Nguyễn Khuyến) chiều chiều vang vọng bờ tre góc hố… Mỗi loài chim góp cho bản hợp xướng cuộc đời một giai điệu, tiết tấu khác nhau, vui có, buồn có, rộn ràng có, da diết cũng nhiều. Ba tôi gọi “bắt cô trói cột” là tiếng chim gác núi lời ca mỗi chiều. Tôi nghĩ đó là giai điệu thao thiết của ngày mùa nơi xóm nhỏ.
Ai đó gọi bình yên là chiếc áo với nhiều họa tiết khác nhau, lúc sặc sỡ, lúc trầm ngâm. Tiếng chim “bắt cô trói cột” đều đều vang vang nơi làng quê là “họa tiết trầm ngâm” góp thêm vẻ đẹp sâu lắng trên nền chiếc áo đa sắc của miền trung du vào vụ gặt.
N.T.D.H.
++++
THE BIRD THAT CALLS THE SEASON
(By Nguyễn Thị Diệu Hiền)
The wild reeds scattered across the hillside have shifted from tender green to deep brown. The sun spills golden light, rich with the scent of grass and ripening rice. Spring has reached its fullness, leaving behind the lively echoes of village festivals. It is also the season when the countryside is steeped in a sound that stirs the soul—the call of the bắt cô trói cột bird.
“Bắt cô trói cột… Bắt cô trói cột…” the chant rises, echoing endlessly through day and night. I’ve never truly seen this bird in the flesh, nor do I know how long it lives. But its voice has followed me since childhood—through days spent herding buffalo, gleaning rice—now nearly half a century past. Every April, as the green rice fields begin to gleam gold, its haunting call returns. Rice. Sunlight. And the bird’s song. That steady rhythm, chanting “bắt cô trói cột,” tugs at the heart in inexplicable ways.
In my hometown, there are countless tales about this bird. Its song takes on many forms: “bắt cô trói cột,” “năm trâu sáu cọc,” “quế khô tám chục,” “nước Nam có một…” Different people hear different things, but one truth remains—this bird is a mystery of nature. It comes suddenly, fills the land with sound, and vanishes just as quietly, leaving no trace. And yet, it always returns the following year. It would not be wrong to call it the herald of harvest.
Perhaps bắt cô trói cột is a migratory bird, arriving faithfully with the chiêm crop’s harvest. When the cotton trees shed their blossoms, its yearning call arises—dawn to dusk, dusk to dawn. A sound that falls like magic, echoes through the still night, then lifts again. I hear it draw near, fade, then return. It seems the bird sings as it flies, and though its call accompanies joy, there is something wistful, distant about it. It pours into the countryside, saturating it with sound in the season of ripened rice. As poet Định Hải once wrote: “The bird’s song scatters sunlight across fragrant golden fields.”
Birdsong often evokes cheerful mornings—sparrows, bulbuls, warblers, woodpeckers. Yet so many birds have disappeared now, like the dột dột with its charming nests swaying from bamboo and coconut branches, or the cuốc bird with its mournful call drifting from evening groves, as Nguyễn Khuyến wrote: “A sorrowful lament hanging in the dusk.” Each bird contributes a different rhythm to life’s symphony—some joyful, some melancholic, others tender or exuberant.
My father called the bắt cô trói cột bird the “mountain watchman,” its song a twilight serenade. To me, it is the impassioned melody of harvest days in a small village.
Some say peace is like a cloak stitched with intricate patterns—now vivid, now subdued. The call of the bắt cô trói cột bird, echoing gently over fields and villages, is one such “subdued pattern” that deepens the quiet beauty of the upland countryside during harvest season.
— N.T.D.H.

GIPHY App Key not set. Please check settings