in

 “Vị tướng với tình yêu nước Nga”

Bìa truyện ký “Vị tướng với tình yêu nước Nga” của nhà văndịch giả Khánh Phương

Mai Lan

Mới đây nhà văn/dịch giả Khánh Phương đã ra mắt cuốn truyện ký “Vị tướng với tình yêu nước Nga”. Truyện ký xoay quanh những câu chuyện ký của tướng Nguyễn Huy Hiệu, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng; Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; Nguyên Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương; Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (1998-2011); Nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng (1995-1998).

Được biết đã có rất nhiều nhà báo, nhà văn viết về cuộc đời binh nghiệp của Thượng tướng – Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu nhưng những chi tiết trong cuốn truyện ký này lại không hề khô cứng và không bị lặp lại. Có chăng, chỉ là lặp lại những địa danh, những con số sự kiện, nhân vật… thì đương nhiên là bất biến. Tất cả được lồng ghép đan xen giữa đời chinh chiến và tình yêu một cách tinh tế, làm cho người đọc muốn đọc nhiều hơn nữa.

Nhà văn/dịch giả Khánh Phương

Nhà văn/dịch giả Khánh Phương đồng thời cũng là một nhà báo với nhiều bài báo phóng sự, bút ký ở nhiều thể loại, có lẽ vì vậy đã tận dụng tốt cái nhìn tổng thể từ gần tới xa để khắc họa lên chân dung một vị tướng khác biệt. Những chi tiết nhỏ mà có khi ít ai đề cập lại được nhà văn này khai thác triệt để, đẩy lên một cấp độ “đắt giá” khiến cho người từng đọc nhiều bài viết về tướng Hiệu không bị cảm giác tẻ nhạt.

Nhà văn/dịch giả Khánh Phương là người biết “gạn đục khơi trong”, biết gạt sang một bên những tình tiết đã được nhắc đến trong nhiều cuốn viết về tướng Hiệu để có những trang sách riêng của chính mình, để không bị “đụng hàng” với hàng chục đầu sách viết về tướng Hiệu. Người chắp bút đã khá “ngọt” trong cách vận dụng và ứng xử với cùng một nguồn tin nhưng lại cho ra kết quả khác biệt. Điều ấy không phải là dễ dàng đạt được, đặc biệt tướng Hiệu là người không dễ dàng đồng thuận với những chi tiết tẻ nhạt.

Ở bài đầu tiên của cuốn truyện ký có tiêu đề là “Nôi văn hóa dưỡng dục vị anh hùng”, tác giả chắp bút giúp người đọc hiểu về năm tháng cội nguồn của một vị anh hùng ở tuổi 26. Câu chuyện giúp người đọc hiểu hơn về một vị tướng từng giữ các cương vị và chức vụ quan trọng của nước nhà với những thành tích lớn. Những thành tích ấy, những danh hiệu ấy phần nhiều do khổ luyện, do nỗ lực phấn đấu nhưng cũng có phần không nhỏ xuất phát từ cái nôi văn hóa mà mẹ ru, cha kể đã manh nha nên cốt cách của một vị anh hùng.

Một bài viết khác kể về tình yêu và hôn nhân của vị tướng “Mới đó mà đã 45 năm rồi!”. Những trang viết ngắn gọn nhưng xúc tích để hiểu về một tình yêu son sắc cũng như thấm nhuần tư tưởng trong gìn giữ hôn nhân. Người đọc học được bài học ngay trong câu kể “Chúng tôi vẫn luôn dành cho nhau sự chăm sóc ân cần và đặc biệt nhìn đời bằng con mắt lạc quan để vui sống thanh thản, an yên!”

Những câu chuyện về 7 “Cây đồng đội” tướng Hiệu trồng ở Quảng Trị có xúc cảm trầm lắng nhưng không hề bi ai. Gọi đó là “cây đồng đội” bởi được đây là những cây đặc biệt được tướng Hiệu trồng để tưởng nhớ đến những người anh em, đồng đội, đồng bào, đồng chí đã anh dũng hy sinh trên chiến trường Quảng Trị.

“Ngày Tết ở Hà Nội” kể về khoảng thời gian khi ông chính thức được điều về Hà Nội công tác. Trang sách kể những hoạt động từ chiều 29 Tết, ông cùng đoàn thể và người thân thăm quan một số địa điểm văn hoá xung quanh Hồ Gươm. Đọc đến đây, hình ảnh mùa xuân Việt Nam phơi phới càng đẹp hơn bởi khơi dậy ký ức của vị tướng. Đặc biệt ấn tượng về những dòng viết về buổi chiều ngày mồng 5 Tết “Đó là ngày hội mà các cựu chiến binh đã từng cùng ông chiến đấu tại Quảng Trị, tập trung tại ngôi nhà ở phố Hoa Bằng. Họ mang theo nhiều đặc sản ở quê nhà đến để cho các cựu chiến binh khác thưởng thức. Họ hội tụ tại đây để chia sẻ quá khứ và cả hiện tại. Nếu ai có hoàn cảnh khó khăn thì cùng nhau hỗ trợ…”.

“Lòng nhân ái” kể về cách tướng Hiệu “đối nhân xử thế” với nhiều lớp người khác nhau nhưng cùng một tâm hướng Phật “Chúng tôi muốn dạy con cháu về sự sẻ chia, về lòng hảo tâm để thành người tốt. Việc giúp đỡ những người yếu thế khiến bản thân nhìn nhận lại, rằng mình đang có những gì để thấy rằng bản thân quá may mắn! Từ đó biết trân trọng hạnh phúc hiện tại và thương người nhiều hơn”. Có lẽ bởi tâm ông như vậy nên đó cũng là lý do có rất nhiều người ở nhiều tầng lớp, cho đến tận bây giờ vẫn thường xuyên tới thăm và mong được trò chuyện cùng ông. Phải chăng, họ cũng mong được ảnh hưởng tích cực từ những điều tốt đẹp nhân ái của vị tướng này.

 “Ngày thường của vị tướng về hưu” là cách ông tạo dựng cho bản thân một cuộc sống ở tuổi U80 không hề buồn tẻ. Ông có những kế hoạch sắp xếp thời gian biểu một cách khoa học, lối sống lành mạnh, trong tiềm năng cho phép, ông vẫn tiếp tục cống hiến cho đời, cho người những giá trị trân quý. Chính vì lẽ đó, cuộc sống của ông ở cái tuổi này vẫn tràn đầy niềm vui và vô vàn ý nghĩa. Cái cách ông nhìn nhận cuộc sống và ứng xử với chính bản thân làm cho người thân và bạn bè luôn mong được tiếp cận, được gần gũi, học hỏi. Tuy nhiên, đôi khi cũng có thể người ta đến vì một lý do nào đó cụ thể. Họ đến để mong có chút năng lượng tích cực từ ông lan tỏa làm cho cảm thấy dễ chịu thoải mái mà thôi.

“Quan niệm từ thiện” của ông cũng rất tích cực. Trong tư tưởng, ông xem chuyện từ thiện chỉ đơn giản là làm việc tốt “Từ thiện là làm việc tốt xuất phát từ lòng thương người, là giúp đỡ những người yếu thế, kém may mắn. Điều ấy xuất phát từ sự tự nguyện, xuất phát từ cái tâm mà ra”.

13 truyện ký trong cuốn sách là những bài học về nhân sinh quan, thế giới quan vô cùng sâu sắc mà nhà văn/dịch giả Khánh Phương viết dựa trên nhận thức về Viện sỹ Tiến sỹ Nguyễn Huy Hiệu. Được biết, từ cảm phục, tác giả chắp bút đã thức trắng trong thôi thúc để kết quả cuốn sách này được ra đời.

What do you think?

Written by Nhi Nhi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIPHY App Key not set. Please check settings

Thơ song ngữ Việt – Anh của nhà thơ Đặng Tường Vy 

Thơ tác giả Jang Geon-seob (Hàn Quốc)